GỖ CÔNG NGHIỆP HDF

Phat SEO
Th 5 17/11/2022
Nội dung bài viết

Gỗ HDF hiện nay rất phổ biến bởi tính đa dụng và tính thẩm mỹ mà nó có được. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về tính chất cũng như công năng của nó. Bài viết này sẽ giúp mọi người giải quyết được những thắc mắc về loại nguyên liệu này.

Gỗ HDF là gì ? Mọi thứ bạn cần biết về gỗ HDF

Gỗ HDF là gì

Gỗ HDF còn được gọi là High Density Fiberboard là một nguyên liệu gỗ công nghiệp rất quen thuộc và được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực nội thất gia đình, văn phòng. Loại gỗ này được làm để chỉnh sửa những nhược điểm và giúp cải thiện về chất lượng của gỗ so với gỗ mfc và mdf.

Gỗ HDF có nhiều màu sắc

Gỗ HDF có nhiều màu sắc

Cấu tạo gỗ HDF

Chiếm đến khoảng 85% là gỗ tự nhiên thì gỗ HDF là gỗ có chất lượng rất cao. Những nguyên liệu thường được dùng để chế tạo gỗ HDF là những phần nhỏ của cây như cành hay ngọn cây, những loại gỗ có thể tái sinh trong thời gian ngắn để có thể tạo thành cốt gỗ. 

Sau khi trải qua một vài công đoạn xử lý kỹ lưỡng như là luộc, sấy và cuối cùng là ép sẽ tạo ra được tấm ván HDF với kích thước chuẩn là 2000mmx2400mm với độ dày tùy nhu cầu khoảng 6mm - 24mm. Qua nhiều công đoạn thì sẽ tạo thành tấm gỗ ép công nghiệp. Sau khi đã xong công đoạn định hình thì bước cuối cùng là phủ thêm lớp trên bề mặt để tăng thêm một vài khả năng chống nước, chống sốc cho gỗ.

Cấu tạo của gỗ công nghiệp HDF

Cấu tạo của gỗ công nghiệp HDF 

Phân loại gỗ HDF

Hiện tại trên thị trường nội thất thì gỗ HDF hiện có 2 loại cơ bản nhất: tấm gỗ công nghiệp HDF thường và gỗ HDF siêu chống ẩm ( bao gồm gỗ HDF siêu chống ẩm và gỗ HDF Black chống ẩm )

Đầu tiên là gỗ HDF lõi trắng thường. Đây là loại gỗ giữ được màu trắng nguyên bản mà không cần phải trải qua bất kỳ công đoạn nào để tạo màu nên độ an toàn gần như là tuyệt đối. Đây cũng là nguyên liệu rất dễ bắt gặp. Mọi quy chuẩn của gỗ công nghiệp thì gỗ HDF lõi trắng đều có thể đáp ứng được.

Tiếp theo là gỗ HDF siêu chống ẩm. Đây là loại gỗ rất giống với loại gỗ HDF thông thường tuy nhiên được trang bị khả năng chống nước rất tốt. Khả năng kháng nước rất lâu cùng với sự chống lại ẩm mốc khi thời tiết bị thay đổi. 

Gỗ HDF lõi xanh

Gỗ HDF lõi xanh

Gỗ HDF siêu chống ẩm thường được dùng để làm cửa phòng. Vì cấu tạo của cửa có thể nhồi giấy hoặc bông để giúp tăng khả năng cách âm cho căn phòng tốt hơn.

Cuối cùng là gỗ Black HDF. Giống với tên gọi thì gỗ này có màu đen và cũng có cấu tạo tương tự với gỗ HDF siêu chống ẩm. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất thì được nén với lực nén cao hơn hẳn gỗ HDF siêu chống ẩm. Vì thế khi hoàn thành thì gỗ Black HDF sẽ có những đặc tính vượt trội hơn.

Gỗ HDF lõi đen siêu chống ẩm

Với những đặc tính của mình thì gỗ HDF đảm bảo được sự chắc chắn trong quá trình sử dụng. Để phân biệt gỗ HDF siêu chống ẩm và gỗ black HDF thì bạn có thể thông qua màu sắc. 

Ưu điểm và nhược điểm của gỗ HDF

Ưu điểm của gỗ HDF

Dưới đây là một vài ưu điểm của gỗ HDF:

  • Vượt trội hoàn toàn so với gỗ tự nhiên về khả năng chống ẩm và chống trầy xước.

  • Độ cứng và tải trọng rất tốt. Nhất là loại gỗ Black HDF vì được nén dưới lực cao.

  • Độ hoàn thiện gần như là hoàn hảo, độ bền theo thời gian thì không cần phải bàn cãi

  • Thường được làm cửa ở các nơi như khách sạn, chung cư hoặc là văn phòng vì cách âm và cách nhiệt tốt.

  • Thân thiện với môi trường vì có tới 85% là gỗ tự nhiên. Chịu được sự thay đổi thất thường của thời tiết nên có thể để ngoài trời hay trong nhà đều được.

  • Láng mịn và nhẵn làm bóng mặt gỗ. Dễ dàng cho việc phủ thêm các lớp như melamine hay laminate…

  • Là nguyên liệu vô cùng hoàn hảo để dùng làm nội thất. Vì các tính chất, công năng mà nó sở hữu.

  • Độ nén cao nên có khả năng chống được mối, mọt

Gỗ HDF chống nước rất tốt

Gỗ HDF chống nước rất tốt

Nhược điểm của gỗ HDF

  • Vì mang nhiều đặc tính, công năng quá hoàn hảo nên giá thành của gỗ HDF cao nhất trong tất cả các loại gỗ công nghiệp.

  • Vì có độ cứng cao nên không thể tùy biến nhiều kiểu dáng mẫu mã mà chỉ có thể sản xuất nội thất ở dạng phẳng.

Gỗ HDF có thể phủ những bề mặt nào

Melamine

Đây là một lớp phủ rất quen thuộc đối với nội thất gỗ công nghiệp. Vì khi gỗ HDF được phủ lên Melamine sẽ tăng khả năng chống nước. Hiện nay trên thị trường gỗ Melamine có khoảng hơn 300 màu tùy ý cho mọi người có thể lựa chọn đồ nội thất mình thích và phù hợp với không gian sống của mình. Một vài màu nổi bật như là trắng, đen, gỗ sồi, óc chó.

Gỗ HDF sau khi được phủ một lớp Melamine

Gỗ HDF sau khi được phủ một lớp Melamine

Laminate

Laminate khi phủ lên gỗ HDF sẽ tăng khả năng chịu được tác động bên ngoài. Giúp sản phẩm khó trầy xước, chịu ẩm và chống nước tốt. Ngoài ra, phủ Laminate vẫn có thể đảm bảo được màu sắc và tính sang trọng của nội thất

Veneer

Veneer là một chất liệu được lạng rất mỏng từ gỗ tự nhiên để phủ lên đồ gỗ công nghiệp như HDF. Ưu điểm của Veneer đó là giúp sản phẩm rất đẹp và có màu tự nhiên giống như gỗ thật. Một vài loại veneer nổi bật nhất là veneer xoan đào, veneer sồi.

Veneer làm tăng màu sắc tự nhiên cho gỗ HDF

Veneer làm tăng màu sắc tự nhiên cho gỗ HDF

Acrylic

Acrylic còn được gọi là Mica rất bóng. Vì thế khi phủ Acrylic lên các loại cốt gỗ như gỗ HDF, gỗ MDF sẽ tạo ra vẻ sang trọng, hiện đại. Ngoài ra Acrylic rất đa dạng về màu sắc vì thế bạn có thể thoải mái lựa chọn cho mình kiểu dáng, màu sắc phù hợp với không gian sống.

Ứng dụng của gỗ HDF trong ngành nội thất

Gỗ HDF luôn được đánh giá rất cao bởi chất lượng cũng như sự đa dụng của nó trong ngành nội thất. Mang trong mình tính ổn định, mật độ sợi gỗ cao và tỷ trọng cốt gỗ tốt nên gỗ HDF thường được dùng để làm sàn gỗ hoặc những đồ nội thất trong nhà và ngoài trời.

Nội thất sàn gỗ HDF

Mang trong mình toàn bộ ưu điểm của gỗ công nghiệp và khắc phục được những ưu điểm của gỗ tự nhiên thì gỗ HDF dường như là loại gỗ công nghiệp hoàn hảo nhất từ trước đến nay. Hội tụ đủ khả năng chống thấm nước, chịu được tải trọng tốt, chống mối mọt hoàn hảo và không cong vênh, biến dạng khi gặp khí hậu thất thường ( như khí hậu ở Việt Nam ), chống cháy, chống trầy và vẫn đáp ứng được yếu tố thẩm mỹ. Vì những yếu tố đã kể trên thì gỗ HDF rất hoàn hảo để làm sàn gỗ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên khắp thế giới. 

Gỗ HDF được dùng để làm sàn gỗ

Gỗ HDF được dùng để làm sàn gỗ

Nội thất tủ bếp gỗ HDF

Khu vực nhà bếp thường là khu vực phải chịu nhiệt và nước. Vì thế chất liệu của gỗ phải phù hợp và chịu đựng được những yếu tố trên. Đa phần những loại gỗ công nghiệp khác đều khó có thể đáp ứng được những yêu cầu trên. 

Tuy nhiên với gỗ HDF thì bạn có thể yên tâm bởi vì khả năng chịu được nhiệt và nước của loại gỗ này thì hoàn hảo.

Nội thất tủ quần áo gỗ HDF

Tủ quần áo gỗ công nghiệp HDF được rất nhiều khách hàng lựa chọn bởi vì nó mang quá nhiều ưu điểm nổi bật như chịu được tải trọng cao, chịu lực tốt và có độ bền rất dài theo thời gian. 

Nội thất gỗ HDF

Nội thất gỗ HDF 

Ngoài ra, tủ quần áo gỗ HDF rất đẹp và làm sang trọng không gian nhà của bạn cho nên đây là sự lựa chọn ưu tiên của rất nhiều người khi chọn đồ nội thất cho nhà mình.

Nội thất cửa HDF cao cấp

Cửa gỗ công nghiệp hdf cho văn phòng hay khách sạn rất hay dùng gỗ HDF làm nguyên liệu bởi vì có thể nhét giấy hoặc bông vào giữa để tăng khả năng cách âm. Một nguyên nhân nữa làm cho gỗ HDF thường được dùng để sản xuất cửa đó là do cốt gỗ khá nhẹ. 

Nội thất cửa gỗ HDF

Nội thất cửa gỗ HDF 

Tránh được khả năng làm cửa bị sụp hoặc bị gãy trong quá trình sử dụng. Vì thế mà khi làm cửa phòng thì người ta thường xuyên ưu tiên dùng gỗ HDF.

Gợi ý cách chọn và cách bảo quản gỗ HDF

Cách chọn gỗ HDF sao cho hợp lý

Cách để chọn gỗ HDF hợp lý nhất đó là chọn dựa vào mục đích và nhu cầu sử dụng gỗ. Nếu mục đích của bạn chọn gỗ HDF để làm nội thất ngoài trời hay để trong nhà bếp thì bạn nên chọn gỗ HDF siêu chống thấm để có thể kéo dài thời gian sử dụng và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết hoặc là nhiệt độ trong gian bếp. 

Còn nếu bạn muốn dùng cho nội thất trong nhà như bàn, ghế, cửa thì bạn nên chọn loại gỗ HDF thông thường để có thể tiết kiệm chi phí nhất có thể.

Cách bảo quản gỗ HDF 

  • Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và lau chùi bụi bẩn bám trên nội thất gỗ HDF để sạch sẽ và giúp sản phẩm thêm bóng loáng.

  • Vì tính chất là gỗ nên vệ sinh thì nên dùng khăn khô vải mềm là được, không nên dùng khăn ướt vì có thể làm hỏng bề mặt gỗ.

Qua những thông tin được IGA cung cấp ở trên. Hy vọng các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về gỗ HDF.

Hiện nay trên thị trường nội thất thì gỗ HDF không có nhiều sản phẩm vì không tối ưu được chi phí sản xuất. Nếu khách hàng muốn hướng tới sản phẩm nội thất cao cấp thì lựa chọn gỗ tự nhiên sẽ tối ưu hơn gỗ công nghiệp HDF.

IGA hiện không có cung cấp những sản phẩm nội thất gỗ HDF nhưng chúng tôi có một vài bộ sưu tập nội thất gỗ MDF được khách hàng lựa chọn rất nhiều. Nếu muốn thì quý khách hàng có thể tham khảo một vài sản phẩm dưới đây.

=> Kệ đa năng có bánh xe - GP173

https://www.igea.com.vn/products/ke-da-nang-co-banh-xe-gp173

=> Kệ máy tính để bàn - GP184

https://www.igea.com.vn/products/ke-may-tinh-de-ban-gp184

=> Kệ treo 2 tầng Home - IG391

https://www.igea.com.vn/products/ke-treo-2-tang-home-ig391

Còn nếu khách hàng có thắc mắc gì về sản phẩm hoặc muốn đặt hàng thì đừng ngần ngại gọi hotline 0932.033.011 để được hỗ trợ sớm nhất.

Viết bình luận của bạn
Nội dung bài viết